Tầm Chân

Về dự án

Tầm Chân

Tầm Chân được tạo thành từ hai từ Hán Việt:
[tầm: tìm kiếm]
[chân: cái thực]
Ứng dụng tiến bộ công nghệ
vào bảo tồn và phát triển văn hóa Việt Nam

Technological Innovations for
Documenting and Enhancing Vietnam’s Heritage
Image Project Texture

Giới Thiệu

Dự án là kết quả hợp tác giữa startup công nghệ Phygital Labs và Trung tâm thông tin UNESCO (UNET). Tầm Chân sử dụng các công nghệ “vật lý số” do công ty Phygital Labs phát triển nhằm lưu giữ, trưng bày, quảng bá và ứng dụng văn hóa truyền thống Việt Nam vào cuộc sống đương đại.

Trong dự án, UNET cùng mạng lưới các học giả sẽ tìm kiếm các giá trị văn hóa truyền thống đang ít được quan tâm hoặc có nguy cơ bị mai một. Đội ngũ chuyên gia văn hóa do UNET tập hợp sẽ thực hiện các nghiên cứu về những giá trị, hiện vật được lựa chọn. Phygital Labs thiết kế giải pháp ứng dụng công nghệ để lưu giữ và phát huy các giá trị này.

Các nghiên cứu kết hợp giữa công nghệ và văn hóa truyền thống này sẽ trở được phát triển thành các sản phẩm “vật lý số”. Chúng sẽ được trao lại cho cộng đồng tiếp tục lan tỏa.

Dự án được khởi đầu với sản phẩm Nghê Văn Miếu – con linh thú đang canh giữ không gian thiêng liêng của Văn Miếu Quốc Tử Giám tại Hà Nội.

Image Description 2
Image Description 2

Hành trình đưa nghê đi vào cuộc sống đương đại

Dự án Tầm Chân khởi động bằng những nghiên cứu nhằm đưa hình ảnh Nghê – một linh thú Việt – đi vào cuộc sống đương đại.

Chúng tôi chọn Nghê Việt vì tính biểu tượng của loài linh thú này. Số phận của Nghê Việt đại diện cho những nỗ lực gìn giữ và bảo vệ văn hóa truyền thống Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa.

Năm 2013, các nhà khoa học Việt Nam đồng loạt lên tiếng về một cuộc xâm lấn văn hóa: sư tử đá Trung Quốc đang tràn ngập các không gian thờ tự linh thiêng của người Việt Nam.

Năm 2014, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa ra văn bản yêu cầu loại bỏ “các linh vật ngoại lai” khỏi không gian di tích. Nhưng chính sách này chỉ tác động đến các “di tích”, còn các không gian công sở, tòa nhà, những biểu tượng sư tử đá Trung Quốc vẫn được ưa chuộng bởi sự quen thuộc, và trên hết, là bởi những người Việt Nam vẫn cần một linh vật để nuôi dưỡng đời sống tâm linh của họ.

Linh vật thuần Việt đó là gì? Đó cũng là lúc mà những nghiên cứu cẩn trọng về Nghê Việt được thực hiện.

Nhưng chỉ 10 năm là chưa đủ để Nghê Việt “hồi sinh” và trở lại với đời sống xứng đáng của nó trong văn hóa Việt Nam.

Nghiên cứu về

nghê việt

Nghê Việt – một lựa chọn văn hóa Việt Nam

Documentary
Documentary
Documentary
Documentary
Documentary
Documentary
Documentary
Documentary
Documentary

Đội Ngũ

Chuyên Gia

Logo
Tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế

Giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội Tác giả các cuốn sách: “Nghê: Gã linh vật bên rìa” và “Nghê Việt tinh tuyển”.
Logo
Huy Nguyễn

Sáng lập Phygital Labs, chuyên gia công nghệ.
Logo
Đinh Đức Hoàng

Phó Tổng giám đốc Trung tâm thông tin UNESCO
Logo
Tiến sĩ Lê Xuân Kiêu

Giám đốc khu di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám
;